Đăng ký Đăng ký
Dropdown
Tài khoản ứng viên Tài khoản nhà tuyển dụng
Đăng nhập Đăng nhập
Dropdown
Tài khoản ứng viên Tài khoản nhà tuyển dụng
Hồ sơ & CV
Hồ sơ & CV
Dropdown
CVCV Thư xin việc Thư xin việc Đơn xin việc Đơn xin việc Sơ yếu lý lịchSơ yếu lý lịch Đơn xin nghỉ việc Đơn xin nghỉ việc
Tìm việc làmTìm việc làm Danh sách công tyCông ty
Công cụ
Công cụ
Dropdown

timviec247 Tính lương Gross - Net

timviec247 Tính lãi suất kép

timviec247 Lập kế hoạch tiết kiệm

timviec247 Tính bảo hiểm thất nghiệp

timviec247 Tính bảo hiểm xã hội một lần

Tin tứcTin tức Liên hệLiên hệ

timviec247

timviec247
  • Việc làm

    Tìm việc làm

    Việc làm Nhân viên Kinh doanh

    Việc làm Kế toán

    Việc làm tại Hà Nội

    Việc làm tài TP.HCM

    Việc làm phù hợp HOT

  • Hồ sơ & CV

    timviec247Mẫu CV xin việc

    timviec247 Thư xin việc

    timviec247 Đơn xin việc

    timviec247 Sơ yếu lý lịch

    timviec247 Đơn xin nghỉ việc

  • Ứng viên
  • Công ty

    Danh sách Công ty

    Top Công ty

  • Bảng giá
  • Khám phá lương
  • Công cụ

    timviec247 Tính lương Gross - Net

    timviec247 Tính lãi suất kép

    timviec247 Lập kế hoạch tiết kiệm

    timviec247 Tính bảo hiểm thất nghiệp

    timviec247 Tính bảo hiểm xã hội một lần

  • Đăng nhập

    Ứng viên

    Nhà tuyển dụng

  • Đăng ký

    Đăng ký ứng viên

    Ứng viên

    Đăng ký nhà tuyển dụng

    Nhà tuyển dụng

Đăng tuyển / Đăng CV
Đóng

Bạn là ?

Nhà tuyển dụng
Ứng viên

Công cụ tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp chính xác nhất 2025

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy đinh tại điều 50, Luật việc làm 2013 và được hướng dẫn chi tiết tại điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP

Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhất có hiệu lực từ ngày ngày 01/07/2022 (Theo điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ - CP)

Tiền lương đóng BHTN:

(Bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp)

(VNĐ)

BHTN tháng 1:

(VNĐ)

BHTN tháng 2:

(VNĐ)

BHTN tháng 3:

(VNĐ)

BHTN tháng 4:

(VNĐ)

BHTN tháng 5:

(VNĐ)

BHTN tháng 6:

(VNĐ)

Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng:

(Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp – Thời gian đã hưởng trợ cấp thất nghiệp)

(Tháng)

Chế độ tiền lương:

Vùng (Giải thích)

Bảo hiểm thất nghiệp là một quyền lợi quan trọng hỗ trợ người lao động khi họ mất việc làm. Bạn có thể tham khảo ngay cách tính và nhập số liệu vào công cụ dưới đây của timviec247 để tính các chính sách hưởng bảo hiểm thất nghiệp và cách quyền lợi khác một cách chính xác.

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi người đó bị mất việc làm, hỗ trợ họ học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (theo khoản 4 Điều 3 Luật số 38/2013/QH13 của Quốc hội: Luật việc làm, viết tắt là Luật việc làm 2013).

Căn cứ Điều 42 Luật việc làm 2013, chính sách hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động bao gồm:

  • Trợ cấp thất nghiệp;
  • Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
  • Hỗ trợ học nghề;
  • Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm,.

Mỗi chế độ yêu cầu điều kiện hưởng nhất định.

2. Cách tính bảo hiểm thất nghiệp (Mức hưởng)

Dưới đây là những thông tin về cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp và các khoản hỗ trợ khác.

2.1. Cách tính trợ cấp thất nghiệp

Căn cứ Điều 50 Luật việc làm 2013, tiền trợ cấp thất nghiệp được trả cho người lao động hằng tháng. Mỗi tháng, người lao động thất nghiệp phải báo cáo về quá trình tìm kiếm việc làm mới. Sau khi xác nhận thông tin này, họ sẽ được cấp tiền trợ cấp tương ứng.

Công thức tính:

Trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp

Thời gian mà người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính dựa trên số tháng mà họ đã đóng bảo hiểm thất nghiệp:

  • Đóng bảo hiểm đủ 12 - 36 tháng: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp;
  • Sau đó, cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thêm 12 tháng: Được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp;
  • Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa là 12 tháng.
Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp Số tháng nhận trợ cấp thất nghiệp
> 12 tháng 0 tháng
Từ đủ 12 tháng - Dưới 48 tháng 3 tháng
Từ đủ 48 tháng - Dưới 60 tháng 4 tháng
Từ đủ 60 tháng - Dưới 72 tháng 5 tháng
....cứ đóng đủ 12 tháng... …. thêm 1 tháng….
Từ đủ 154 tháng - Dưới 166 tháng 12 tháng
Từ 166 tháng trở lên 12 tháng

2.2. Cách tính các khoản hỗ trợ khác

Các khoản hỗ trợ khác người lao động được hưởng khi đóng bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm:

Theo Điều 54 Luật việc làm 2013, trong trường hợp người lao động bị thất nghiệp, họ sẽ được cung cấp các dịch vụ tư vấn và giới thiệu việc làm miễn phí thông qua các trung tâm dịch vụ việc làm.

Hỗ trợ học nghề:

Theo Điều 3 Quyết định 17/2021/QĐ - TTg, người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được hỗ trợ học nghề như sau:

  • Khóa đào tạo nghề đến 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo học phí của cơ sở đào tạo nghề và thời gian học nghề. Mức hỗ trợ tối đa 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.
  • Khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, học phí và thời gian học nghề. Mức hỗ trợ tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Hỗ trợ đào tạo để duy trì việc làm:

Căn cứ Điều 4 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, người sử dụng lao động đủ được hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề với mục đích duy trì việc làm cho người lao động nếu đủ điều kiện:

Mức hỗ trợ tối đa = 1 triệu đồng/người/tháng

Mức hỗ trợ cụ thể tính theo tháng, thời gian học thực tế của từng nghề hoặc từng khóa học và không quá 06 tháng.

2.3. Ví dụ về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

Ví dụ 1

Lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trung bình 6 tháng liền kề trước khi ông X thất nghiệp là 3 triệu đồng/tháng.

Vậy mức hưởng trợ cấp thất nghiệp: 60% x 3 triệu = 1.8 triệu/tháng.

Ví dụ 2

Bà Y đóng bảo hiểm thất nghiệp được 64 tháng khi làm việc tại doanh nghiệp tư nhân ở vùng 2 với mức lương trung bình 6 tháng cuối cùng là 5 triệu đồng/tháng. Thời gian được hưởng trợ cấp thất nghiệp của bà Y được tính như sau:

  • 36 tháng đầu tiên: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp;
  • 23 tháng tiếp theo: Được hưởng 2 tháng trợ cấp;
  • 4 tháng còn lại: Cộng dồn cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo.

Như vậy bà Y được hưởng 5 tháng trợ cấp thất nghiệp với mức hưởng mỗi tháng là 5* 60% = 3 triệu đồng/tháng

Ví dụ 3

Ông Z đóng bảo hiểm thất nghiệp được 17 tháng khi làm việc tại doanh nghiệp tư nhân ở vùng 2 với mức lương trung bình 6 tháng cuối cùng là 45 triệu đồng/tháng. Thời gian và công thức tính bảo hiểm thất nghiệp của ông Z được tính như sau:

  • 17 tháng: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp;
  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa tại vùng 2 = Lương tối thiểu vùng * 5 = 3,92 * 5 = 19,6 triệu đồng/tháng;
  • Trợ cấp thất nghiệp theo công thức = 45 * 60% = 27 triệu đồng/tháng.

Vì không thể vượt quá mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa nên ông Z được hưởng 19,6 triệu đồng/tháng trong thời hạn 3 tháng.

>>> Xem thêm: Công cụ tính bảo hiểm xã hội một lần nhanh và chính xác 2023

3. Điều kiện và thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách quan trọng của Nhà nước nhằm hỗ trợ người lao động khi mất việc. Để hưởng chính sách này, người lao động cần phải đáp ứng một số điều kiện và thực hiện các thủ tục đúng quy định.

3.1. Đối tượng được nhận trợ cấp thất nghiệp

Các đối tượng dưới đây sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp:

  • Hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc được ký không giới hạn thời gian;
  • Hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc có thời hạn được ký trong một khoảng thời gian cụ thể;
  • Hợp đồng lao động thời vụ hoặc cho công việc nhất định có thời gian từ 03 đến dưới 13 tháng;
  • Nếu người lao động ký kết nhiều hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc, trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính theo hợp đồng lao động được ký sớm nhất và có tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3.2. Thời điểm hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ được tính từ ngày thứ 16 sau khi đầy đủ hồ sơ hưởng trợ cấp theo quy định đã được nộp.

3.3. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm năm 2013, người lao động muốn hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:

  • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã chấm dứt, trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, hưởng lương hưu hoặc trợ cấp hàng tháng;
  • Đã đóng bảo hiểm ít nhất là 12 tháng trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, tính từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Chưa tìm được việc làm trong vòng 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ cho trung tâm dịch vụ việc làm;
  • Các trường hợp: Thực hiện nghĩa vụ quân sự, bị tạm giam, định cư nước ngoài, chết,... sẽ không được hưởng trợ cấp.

3.4. Các thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp 2023

Theo các quy định tại Điều 16 và Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa bởi Nghị định 61/2020/NĐ-CP, thủ tục nhận tiền bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ tại trung tâm dịch vụ việc làm.

Thời hạn nộp: Trong 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng làm việc.

Cách thức nộp:

  • Nộp trực tiếp;
  • Nộp trực tuyến thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.

Bước 2: Chờ trung tâm dịch vụ việc làm giải quyết và nhận quyết định hưởng.

Nếu người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp, trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nộp đủ hồ sơ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó gửi quyết định này cho người lao động.

Bước 3: Nhận tiền trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên.

Thời hạn: Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

>>> Xem thêm: Công cụ tính lương Gross sang Net và ngược lại chính xác 2023

4. Các câu hỏi thường gặp

Dưới đây timviec247 đã tổng hợp một số câu hỏi thường gặp về bảo hiểm và trợ cấp thất nghiệp và cung cấp giải đáp cho những câu hỏi đó. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp giải quyết vấn đề của bạn.

4.1. Có việc làm sau khi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì sao?

Sau khi nộp đơn xin hưởng trợ cấp thất nghiệp, trong thời hạn 15 ngày người lao động vẫn chưa tìm được việc làm mới. Nếu họ tìm được việc trong thời gian này thì sẽ không được hưởng trợ cấp.

Tuy nhiên, người lao động thực hiện một trong các công việc sau sẽ không bị áp dụng quy định trên

  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Tham gia học tập từ 12 tháng trở lên;
  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Chấp hành hình phạt tù hoặc bị tạm giam;
  • Định cư nước ngoài hoặc đi làm việc ở nước ngoài;
  • Mất.

4.2. Làm sao để rút bảo hiểm thất nghiệp?

Các trường hợp dẫn đến chấm dứt việc hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động bao gồm:

  • Hết hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
  • Có việc làm mới;
  • Thực hiện nghĩa vụ quân sự;
  • Hưởng lương hưu hằng tháng;
  • Từ chối việc làm được giới thiệu hai lần từ trung tâm dịch vụ việc làm mà không có lý do chính đáng.

Ngoài ra, người lao động sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu:

  • Trong thời gian nhận trợ cấp thất nghiệp, người lao động không thực hiện báo cáo hàng tháng về tìm kiếm việc làm đến trung tâm dịch vụ việc làm trong 3 tháng liên tục;
  • Ra nước ngoài để định cư hoặc đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng có thời hạn;
  • Tham gia học tập trong thời gian từ 12 tháng trở lên;
  • Bị xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến việc vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
  • Chết.

Các trường hợp khác như:

  • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, hay cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị tòa án tuyên bố mất tích;
  • Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù cũng là những lý do dẫn đến chấm dứt việc nhận trợ cấp thất nghiệp.

4.3. Làm sao để chuyển nơi cấp bảo hiểm thất nghiệp?

Để được chuyển nơi cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động cần đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Đã nhận trợ cấp thất nghiệp ít nhất 1 tháng theo quy định;
  • Có nhu cầu chuyển đến một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương khác để nhận trợ cấp thất nghiệp;
  • Gửi đề nghị chuyển nơi nhận trợ cấp thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang nhận trợ cấp thất nghiệp.

4.4. Trợ cấp thất nghiệp được hưởng trong bao lâu?

Sau khi đóng đủ từ 12 đến 36 tháng, người lao động sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp trong vòng 3 tháng. Sau đó, nếu đóng đủ thêm 12 tháng, người lao động sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian tối đa nhận trợ cấp thất nghiệp là 12 tháng.

4.5. Trợ cấp thất nghiệp được lấy mấy lần?

Theo quy định hiện nay, người lao động không bị giới hạn về số lần nhận trợ cấp thất nghiệp. Nếu người lao động đã nhận trợ cấp thất nghiệp 1 lần, họ vẫn có thể được nhận lần tiếp theo nếu đáp ứng đủ điều kiện hưởng theo quy định.

Những bài viết liên quan:

- Công thức tính lãi suất kép tận dụng sức mạnh đầu tư & tiết kiệm

- Công cụ lập kế hoạch tiết kiệm ứng dụng lãi suất kép miễn phí chính xác nhất

Bài viết trên của timviec247 đã cung cấp cho bạn cách tính mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp và những thông tin chi tiết liên quan. Đọc kỹ những nội dung trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về chính sách của loại bảo hiểm này, hãy áp dụng để xin hưởng trợ cấp thất nghiệp và các quyền lợi được nhận khác.

Công cụ khác của chúng tôi
  • Tính lương Gross - Net
  • Tính lãi suất kép
  • Lập kế hoạch tiết kiệm
  • Tính bảo hiểm thất nghiệp
  • Tính bảo hiểm xã hội một lần
Tao CV va tim viec - timviec247
Tạo CV miễn phí và tìm công việc mơ ước với timviec247

50+ mẫu CV "cực đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 5 phút.

Chuyên trang việc làm chất lượng cao

Tạo CV Tìm việc ngay
Chia sẻ tin với bạn bè
Sao chép đường dẫn
http://timviec247.com/tinh-bao-hiem-that-nghiep
Mạng xã hội

Quy tắc tính số tháng hưởng BHTN

  • "Thời gian đóng BHTN chưa hưởng" duới 12 tháng: Không được hưởng
  • "Thời gian đóng BHTN chưa hưởng" từ 12 đến 36 tháng: Được hưởng 3 tháng BHTN
  • "Thời gian đóng BHTN chưa hưởng" trên 36 tháng: Tính theo công thức => "Thời gian đóng BHTN chưa hưởng" / 12 (Số tháng làm tròn xuống và tối đa là 12 tháng)

Ví dụ:

1. "Thời gian đóng BHTN chưa hưởng" = 72 tháng

=> "Số tháng hưởng BHTN" = 72 / 12 = 6 (tháng)

2. "Thời gian đóng BHTN chưa hưởng" = 71 tháng

=> "Số tháng hưởng BHTN" = 71 / 12 = 5.9 ~ 5 (tháng)

3. "Thời gian đóng BHTN chưa hưởng" = 25 tháng

=> "Số tháng hưởng BHTN" = 3 (tháng) vì 12 < 25 <36

Mức lương tối thiểu vùng

Áp dụng mức lương tối thiểu vùng mới nhất có hiệu lực từ ngày 01/07/2022 (Theo điều 3, Nghị định 38/2022/NĐ - CP)

- Vùng I: 4,680,000 đồng/tháng
- Vùng II: 4,160,000 đồng/tháng
- Vùng III: 3,640,000 đồng/tháng
- Vùng IV: 3,250,000 đồng/tháng

1. Vùng I, gồm các địa bàn:

- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội;
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng;
- Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Xuân Lộc thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;
- Thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

2. Vùng II, gồm các địa bàn:

- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội;
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng;
- Thành phố Hải Dương thuộc tỉnh Hải Dương;
- Thành phố Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào và các huyện Văn Lâm, Văn Giang, Yên Mỹ thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các thành phố Vĩnh Yên, Phúc Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Các thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn và các huyện Quế Võ, Tiên Du, Yên Phong, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài thuộc tỉnh Bắc Ninh;
- Các thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Các thành phố Thái Nguyên, Sông Công và Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Thành phố Hoà Bình và huyện Lương Sơn thuộc tỉnh Hòa Bình;
- Thành phố Việt Trì thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Thành phố Lào Cai thuộc tỉnh Lào Cai;
- Thành phố Nam Định và huyện Mỹ Lộc thuộc tỉnh Nam Định;
- Thành phố Ninh Bình thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
- Thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình;
- Thành phố Huế thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Các thành phố Hội An, Tam Kỳ thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng;
- Các thành phố Nha Trang, Cam Ranh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Các thành phố Đà Lạt, Bảo Lộc thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thành phố Phan Thiết thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Huyện Cần Giờ thuộc thành phố Hồ Chí Minh;
- Thành phố Tây Ninh, các thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành và huyện Gò Dầu thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện Định Quán, Thống Nhất thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Thành phố Đồng Xoài và các huyện Chơn Thành, Đồng Phú thuộc tỉnh Bình Phước;
- Thành phố Bà Rịa thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thành phố Tân An và các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Thủ Thừa, Cần Đước, Cần Giuộc thuộc tỉnh Long An;
- Thành phố Mỹ Tho và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Thành phố Bến Tre và huyện Châu Thành thuộc tỉnh Bến Tre;
- Thành phố Vĩnh Long và thị xã Bình Minh thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các thành phố Rạch Giá, Hà Tiên, Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Các thành phố Long Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang;
- Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh Trà Vinh;
- Thành phố Bạc Liêu thuộc tỉnh Bạc Liêu;
- Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau.

3. Vùng III, gồm các địa bàn:

- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
- Thị xã Kinh Môn và các huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Kim Thành, Gia Lộc, Bình Giang, Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;
- Các huyện Vĩnh Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh Phúc;
- Thị xã Phú Thọ và các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Thanh Ba, Tam Nông thuộc tỉnh Phú Thọ;
- Các huyện Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp Hòa, Tân Yên, Lạng Giang thuộc tỉnh Bắc Giang;
- Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh;
- Thị xã Sa Pa, huyện Bảo Thắng thuộc tỉnh Lào Cai;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Hưng Yên;
- Các huyện Phú Bình, Phú Lương, Đồng Hỷ, Đại Từ thuộc tỉnh Thái Nguyên;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Nam Định;
- Thị xã Duy Tiên và huyện Kim Bảng thuộc tỉnh Hà Nam;
- Các huyện Gia Viễn, Yên Khánh, Hoa Lư thuộc tỉnh Ninh Bình;
- Các thị xã Bỉm Sơn, Nghi Sơn và các huyện Đông Sơn, Quảng Xương thuộc tỉnh Thanh Hóa;
- Các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An.
- Thị xã Kỳ Anh thuộc tỉnh Hà Tĩnh;
- Các thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các huyện Phú Lộc, Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Thị xã Điện Bàn và các huyện Đại Lộc, Duy Xuyên, Núi Thành, Quế Sơn, Thăng Bình, Phú Ninh thuộc tỉnh Quảng Nam;
- Các huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh thuộc tỉnh Quảng Ngãi;
- Các thị xã Sông cầu, Đông Hòa thuộc tỉnh Phú Yên;
- Các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc thuộc tỉnh Ninh Thuận;
- Thị xã Ninh Hòa và các huyện Cam Lâm, Diên Khánh, Vạn Ninh thuộc tỉnh Khánh Hòa;
- Huyện Đăk Hà thuộc tỉnh Kon Tum;
- Các huyện Đức Trọng, Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng;
- Thị xã La Gi và các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam thuộc tỉnh Bình Thuận;
- Các thị xã Phước Long, Bình Long và các huyện Hớn Quản, Lộc Ninh, Phú Riềng thuộc tỉnh Bình Phước;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Tây Ninh;
- Các huyện còn lại thuộc tỉnh Đồng Nai;
- Các huyện Long Điền, Đất Đỏ, Xuyên Mộc, Châu Đức, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
- Thị xã Kiến Tường và các huyện Đức Huệ, Châu Thành, Tân Trụ, Thạnh Hóa thuộc tỉnh Long An;
- Các thị xã Gò Công, Cai Lậy và các huyện Chợ Gạo, Tân Phước thuộc tỉnh Tiền Giang;
- Các huyện Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày Nam thuộc tỉnh Bến Tre;
- Các huyện Mang Thít, Long Hồ thuộc tỉnh Vĩnh Long;
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ;
- Các huyện Kiên Lương, Kiên Hải, Châu Thành thuộc tỉnh Kiên Giang;
- Thị xã Tân Châu và các huyện Châu Phú, Châu Thành, Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang;
- Các huyện Châu Thành, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang;
- Thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh;
- Thị xã Giá Rai và huyện Hòa Bình thuộc tỉnh Bạc Liêu;
- Các thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng;
- Các huyện Năm Căn, Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau;
- Các huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn thuộc tỉnh Quảng Bình.

4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại

TÌM VIỆC 247

Thông tin liên hệ:

  • Tel: +84-24 3333 3933
  • Hotline: 1900 86 61
  • Văn phòng Hà Nội: Số 54 Liễu Giai, Quận Ba Đình, Tp. Hà Nội

  • Văn phòng TP.HCM: Số 20 Đ. Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh

  • Website đang hoạt động thử nghiệm

Về timviec247

  • Tuyển dụng
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Quy định bảo mật
  • Quy trình giải quyết tranh chấp
  • Quy chế hoạt động
  • Sơ đồ Website

Công cụ vượt trội

  • Ứng dụng di động
  • Tính lương Gross - Net
  • Tính lãi suất kép
  • Tính bảo hiểm thất nghiệp
  • Tính bảo hiểm xã hội một lần
  • Lập kế hoạch tiết kiệm
  • Trắc nghiệm MBTI
  • Trắc nghiệm MI

Dành cho ứng viên

  • Tìm việc làm
  • Mẫu CV xin việc
  • Cách viết CV
  • Quản lý CV của bạn
  • Cẩm nang nghề nghiệp

Dành cho nhà tuyển dụng

  • Đăng tuyển dụng
  • Cẩm nang tuyển dụng
  • Tìm hồ sơ

Việc làm theo ngành nghề

  • Việc làm Kế toán - Kiểm toán
  • Việc làm Ngân hàng
  • Việc làm IT - Phần mềm
  • Việc làm Thiết kế nội thất
  • Việc làm Marketing - PR
  • Việc làm Nhân viên kinh doanh
  • Xem tất cả

Việc làm theo khu vực

  • Việc làm Quốc Tế
  • Việc làm Hà Nội
  • Việc làm Đà Nẵng
  • Việc làm Hồ Chí Minh
  • Việc làm Bắc Giang
  • Xem tất cả

Đăng tuyển / Đăng CV

  • Tuyển dụng
  • Việc làm Kế toán
  • Việc làm Nhân viên kinh doanh
  • Việc làm tại Hà Nội
  • Việc làm tại TP.HCM
  • Thỏa thuận sử dụng
  • Bảng giá
  • Khám phá lương
  • Quy trình giải quyết tranh chấp
  • Quy định bảo mật

Tải ứng dụng timviec247

Kết nối với timviec247